Tùy vào mục đích sử dụng mà người ta lựa chọn những loại inox phù hợp dựa vào điểm mạnh, yếu của mỗi loại. Bài viết dưới đây sẽ phân tích điểm khác nhau giữa inox 304 và inox 201 để sử dụng hợp lý.
Ngày nay, inox hay thép không gỉ được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo thống kê, nhu cầu sử dụng các loại thép không gỉ không ngừng cao. Đặc biệt các kỹ sư luôn ưu tiên sử dụng inox 304. Vậy tại sao lại là inox 304? Inox 304 có đặc điểm gì nổi bật hơn những loại thép còn lại?
Phân biệt inox 304 và 201 qua giá thành trên thị trường
Inox 304 thường có giá thành cao hơn so với inox 201.
Ngày nay, giá niken liên tục tăng, chính vì thế những vật liệu có lượng niken lớn như inox 304 sẽ có giá thành cao hơn, điều này cũng khiến cho inox 201 đang dần chiếm thị trường bởi mức giá hấp dẫn hơn.
Inox 304 có lượng Niken ít nhất là 8%. Có một số yếu tố có thể thay thế cho niken để đảm bảo tính không gỉ như Chrme (là yếu tố chính cho quá trình chống ăn mòn của thép), Mangan( góp phần vào giai đoạn ổn định Austenitic), Nitơ góp phần vào độ cứng, Đồng góp phần ổn định Austenitic.
Inox 201 sử dụng Mangan để thay thế Niken theo tỷ lệ 2:1.
+Inox 304: 8.1% Niken, 1% Mangan
+Inox 201: 4.5% Niken và 7.1% Mangan
Phân biệt inox 304 và 201 thông qua khả năng chống ăn mòn
Trong các thành phần hóa học của inox 201 và 304 thì Chrome chính là thành phần tăng khả năng chống ăn mòn của thép và theo nghiên cứu, hàm lượng chrome trong inox 201 thấp hơn inox 304 2%. Điều này khiến khả năng chống ăn mòn của inox 201 thấp hơn 304.
Ngoài ra, yếu tố Lưu huỳnh trong thành phần các loại thép này lại có khả năng làm giảm khả năng chống ăn mòn, hàm lượng chất này ở cả 201 và 304 là như nhau, chính vì thế khả năng kháng rỗ trên bề mặt của 304 là vượt trội hơn so với inox 201.
Phân biệt Inox 304 và 201 thông qua màu sắc bề mặt
Hàm lượng mangan cao khiến cho inox 201 có bề mặt chất liệu tối hơn so với 304, tuy nhiên điểm khác biệt này là khá nhỏ nên nếu không có kinh nghiệm thì khó có thể nhận ra được.
Như vậy, inox 201 có giá thành hấp dẫn hơn, độ cứng và độ bền được đánh giá cao hơn inox 304, trong khi đó inox 304 có giá thành cao và khả năng chống ăn mòn tốt hơn.
Các cách phân biệt inox 304 và 201
Nếu bằng mắt thường và không có nhiều kinh nghiệm thì khó có thể phân biệt được inox 304 và inox 201.
Dựa vào thành phần hóa học
Đây là cách làm dựa trên kết quả phân tích phần trăm hàm lượng từng chất hóa học có trong vật liệu. Đây là phương pháp cho kết quả chính xác nhất nhưng giá thành kiểm định sẽ khá cao.
Vật liệu | C | Si | Mn | P | S | Ni | Cr | Mo | Cu | N |
Inox 201 | 0.15 | 1 | 6 | 0.06 | 0.03 | 4 | 16 | 0.25 | ||
Inox 304 | 0.04 | 0.41 | 1.88 | 0.03 | 0.01 | 8.02 | 18.22 | 0.09 | 0.76 |
Phương pháp dùng thuốc thử
Dùng dung dịch thuốc thử thường là axit HNO3, H2SO4 để nhỏ vào vật liệu, nếu bề mặt chất liệu dần chuyển sang màu đỏ thì đó là inox 201, chất liệu không thay đổi màu đó là inox 304.
Phương pháp mài inox xem hoa lửa
Đây là một phương pháp dân gian, cụ thể:
Inox 201: hoa lửa có màu đỏ và nhiều hơn
Inox 304: Hoa lửa có màu sáng và ít hơn.
Đôi nét về sản phẩm inox của công ty TNHH Inox 304
Công ty TNHH Inox 304 là đơn vị chuyên nhập khẩu và cung cấp các sản phẩm thép không gỉ tại thị trường Việt Nam. Hiện chúng tôi cung cấp các loại inox: 304, inox 316, inox 201, inox 430 và cac sản phẩm inox khác.
Với đối tác chính là những tập đoàn lớn trên thế giới với dây chuyền sản xuất hiện đại, quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt, chúng tôi luôn đảm bảo mang tới cho quý khách hàng những sản phẩm inox chất lượng cao nhất.
Bài viết là những phân tích so sánh khá cụ thể giữa inox 201 và inox 304, hy vọng thông qua những kiến thức này, quý khách có thể chọn cho mình loại thép phù hợp nhất với nhu cầu, mục đích.