Site icon vatlieutitan.net

8 nguyên tố quan trọng quyết định chất lượng của Inox 304

Khi quyết định đặt hàng thép Inox 304, bạn phải tìm hiểu kỹ thành phần các nguyên tố quyết định đến chất lượng của thành phẩm gồm những gì. Bạn có thể tìm hiểu qua bài viết sau.

Chắc bạn cũng biết hiện nay có nhiều loại Inox. Chất lượng của Inox được quyết định bởi các thành phần nguyên tố được pha trộn, nung nấu. Vì thế, việc nắm bắt được những nguyên tố quan trọng cấu thành nên Inox sẽ giúp bạn kiểm soát được chất lượng của Inox. Nhất là Inox 304 là loại Inox phổ biến nhất, được ưa chuộng nhất trên thị trường.

1. Vì sao các thành phần nguyên tố lại quan trọng đối với inox 304?

Inox 304 cũng như các loại Inox khác là một loại thép. Trước hết bạn hãy tìm hiểu về thành phần của thép nhé.

1.1 Thép là gì?

Thép là một loại hợp mà sắt là thành phần chính. Sắt chiếm đến hơn 70% và còn lại là các kim loại, phi kim khác. Sau khi luyện thành, thép có đặc tính chống gỉ tốt hơn, độ đàn hồi, độ chịu lực tốt hơn so với sắt. Tùy theo nhu cầu ứng dụng mà tỷ lệ thành phần các chất trong thép khác nhau và có nhiều loại thép khác nhau để đáp ứng các yêu cầu ấy.

Trong đó, Inox là một loại thép được sử dụng phổ biến hiện nay. So với các loại thép khác thì Inox tập trung vào khả năng chống ăn mòn, chống gỉ sét và có độ bóng tốt.

1.2 Thép Inox 304 có thành phần như thế nào?

Không phải Inox nào cũng có thành phần như nhau. Cũng như thép, tỷ lệ các nguyên tố khi pha trộn cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng Inox và từ đó người ta quy ước nhiều loại Inox khác nhau. Mỗi loại Inox đều có thế mạnh riêng và tỷ lệ các nguyên tố pha trộn khác nhau.

Thép Inox 304 trong thực tế dưới dạng ống

Thép Inox 304 là loại thép Inox được ứng dụng nhiều nhất hiện nay. Nhất là đối với các thiết bị gia đình, thiết bị Y tế, thiết bị sản xuất công nghiệp. Để hình thành Inox 304 đạt đúng chuẩn chất lượng, cơ sở sản xuất phải đảm bảo đúng tỷ lệ các nguyên tố cần thiết cũng như kỹ thuật nấu thép.

2.Các nguyên tố quan trọng quyết định đến chất lượng Inox 304

Có rất nhiều nguyên tố, phụ gia khi luyện Inox. Thế nhưng, các nguyên tố sau đây ảnh hưởng vô cùng lớn đến chất lượng thành phẩm Inox 304.

2.1 Nguyên tố Carbon

Nguyên tố Carbon là nguyên tố được dùng rất nhiều trong việc sản xuất hợp kim. Carbon tăng tính chịu lực, tính dẻo dai cho hợp kim. Bạn có thể nói đây là nguyên tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sức bền của hợp kim. Tuy nhiên, nếu pha Carbon quá nhiều thì hợp kim sẽ giảm độ cứng. Tỷ lệ Carbon khác nhau trong thành phần sẽ cho ra những loại hợp kim khác nhau. Thông thường, tỷ lệ carbon có trong Inox 304 luôn dưới 2% là đủ.

Nguyên tố carbon là bí mật của sự cứng chắc

2.2 Nguyên tố Niken

Nguyên tố Niken rất quan trọng trong thành phần của các loại thép không gỉ, nhất là Inox. Vai trò của Niken là giúp hình thành trong phân tử hợp kim cấu trúc “austenite” gia cố thêm sức bền vật liệu đáng kể. Ngoài ra, Niken giúp bảo vệ hợp kim khỏi sự ăn mòn của axit, hóa chất. Niken có tác dụng phụ là làm mất từ tính của kim loại. Chính vì vậy mà Inox thường có từ tính rất kém.

2.3 Nguyên tố Mangan

Nguyên tố Mangan trong hợp kim Inox cần rất ít, chưa đến 0,8% nhưng lại khá quan trọng. Đó là vì Mangan có thể tăng độ bền, độ cứng của thép và trung hòa tác dụng phụ có hại của các chất phụ gia khác, đặc biệt là lưu huỳnh.

2.4 Nguyên tố Crom

Nguyên tố Crom đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hợp kim Inox và có thể nói chất này đại diện cho Inox. Tác dụng của Crom chính là chống lại sự oxi, không cho tiến trình oxi hóa diễn ra làm hoen gỉ sắt. Crom chính là bí mật của công dụng không gỉ của Inox. Tỷ lệ Crom càng cao thì khả năng chống gỉ sét càng tốt và giá thành thì càng đắt. Đối với Inox 304 thì tỉ lệ Crom luôn cao hơn 10%.

Khả năng chống gỉ cực tốt của Inox là nhờ Crom

2.5 Nguyên tố Nitơ

Hợp kim hay kim loại thông thường sau một thời gian sẽ bị mòn, lỗ rỗ quanh bề mặt nên hình thành các hạt lõm. Nguyên tố Nitơ trong hợp kim sẽ giúp chống lại hiện tượng này, hạn chế quá trình hình hao mòn trên bề mặt Inox. Tỷ lệ Nitơ trong Inox 304 luôn dưới 0,5%.

2.6 Nguyên tố Lưu Huỳnh

Nguyên tố lưu huỳnh không ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, sức chống chịu của hợp kim Inox. Vai trò của nguyên tố này là giúp bảo vệ được Inox trong quá trình luyện kim. Bởi trong quá trình luyện thép, nhiệt độ khoảng trên 1100 độ C sẽ khiến thép rất giòn. Điều này khiến thép dễ gãy, đứt khi hình thành sản phẩm.

Thép trong quá trình tôi luyện rất dễ đứt gãy nếu không có lưu huỳnh

Nếu trong lúc luyện, người thực hiện có pha cùng lưu huỳnh thì sẽ quá trình luyện sẽ tạo nên MnS. Chất này giúp phân tử thép kết tinh thành các hạt nhỏ, làm giảm độ giòn của thép khi nung, làm hạn chế rủi ro bị đứt gãy thành phẩm. Vì vậy, nguyên tố Lưu huỳnh cũng rất quan trọng trong Inox 304.

2.7 Nguyên tố Silic

Nguyên tố Silic là chất hỗ trợ giúp nâng cao độ bền cùng với độ cứng của thép trong quá trình hình thành felic. Tỷ lệ Silic trong Inox 304 trong khoảng 0,2 % đến 0,4 %.

2.8 Nguyên tố Molybden

Nguyên tố Molybden khá quan trọng trong thành phần của thép. Tác dụng của chất này giúp tăng khả năng hình thành kẽ nứt trên bề mặt vật liệu. Ngoài ra, Molybden giúp bảo vệ thép khỏi sự ăn mòn clorua thường thấy ở vùng biển.

Đối với các loại thép xây dựng, thép vật liệu dùng ở môi trường ven biển thì tỷ lệ Molybden cao, có thể lên đến 6%. Tuy nhiên, yêu cầu của Inox 304 không cần thiết loại nguyên tố này lắm nên tỷ lệ rất thấp.

Kết

Để hình thành nên sản phẩm Inox mà chúng ta sử dụng thì quá trình tôi luyện thép thật kỳ công, đúng không nào? Nếu bạn kinh doanh các sản phẩm có liên quan đến Inox, nhất là Inox 304, thì việc nắm vững các nguyên tố cấu thành là vô cùng quan trọng. Bạn có thể kiểm soát được chất lượng thành phẩm cũng kiểm soát được giá thành trong sản xuất.

Exit mobile version